27 C
Ho Chi Minh City
Chủ Nhật, 5/03/2023

Buy now

spot_img

Báo cáo ngành F&B 2021: Cơ hội mới trong những biến cố và sự thay đổi

F&B có lẽ là ngành có nhiều biến động và thay đổi nhất trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt là nghị định 100 và đại dịch Covy. Vậy trong năm 2021 này điều gì sẽ thay đổi cuộc chơi này? Liệu rằng các doanh nghiệp có thể phục hồi sau cuộc đại dịch này hay không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết về “Báo cáo ngành F&B 2021” này.

[Báo cáo ngành F&B 2021] – Tổng quan kinh tế thị trường bán lẻ tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia tăng trưởng nhanh thứ 3 trong khu vực Châu Á về chi tiêu cho thực phẩm. Theo báo cáo, F&B chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi tiêu của người Việt, chiếm 35% chi tiêu hàng tháng và 15% GDP cả nước, con số này vẫn dự kiến sẽ phát triển trong những năm tới.

Năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa của Việt Nam ước đạt 3,3 triệu tỷ đồng, trong đó mức bán lẻ hàng ăn và đồ uống chiếm 12,3%. • Ngành F&B được dự báo sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 6% từ năm 2021-2025.

Biến cố lớn mà doanh nghiệp nhà hàng khách sạn phải đối mặt

Trên toàn quốc, hiện đang có khoảng 540.000 cửa hàng ăn uống, 20.000 tiệm cafe và hơn 80.000 nhà hàng đang hoạt động theo chuỗi.

Theo một khảo sát vào 08/2020 đã cho thấy rằng hơn 50% doanh nghiệp bị tác động mạnh mẽ đến các hoạt động kinh doanh, vận hành và tổ chức nhân sự. Điều này đã cho thấy được sự yếu kém và điểm yếu cần được cải thiện để phản ứng kịp thời với những biến cố tương tự.

Đối mặt với đại dịch, các doanh nghiệp gặp phải các vấn đề lớn như:

  • Không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường vì không đủ nhân công làm việc
  • Chi phí bao bì đóng gói tăng cao
  • Doanh thu rất mỏng do phải chi trả phí sử dụng dịch vụ cho các bên thứ ba
  • Khó khăn trong việc thu thập ý kiến người dùng về sản phẩm/ dịch vụ
  • Trải nghiệm mua hàng trở nên tồi tệ hơn do quy trình bán hàng đa kênh chưa được tiêu chuẩn hoá, vì còn rất thô sơ.
  • Số lượng khách hàng trung thành giảm

Đa phần, những khó khăn này đến từ việc doanh nghiệp chưa thực hiện các biện pháp về số hoá, chuyển đổi số các hoạt động kinh doanh hay quy trình bán hàng online còn quá sơ xài và thiếu chuyên nghiệp.

Đây là phần đầu của bản “Báo cáo ngành F&B 2021” và cũng là cơ sở cho các nội dung mà chúng tôi sẽ đề cập bên dưới.

Top 3 hành động phổ biến giúp các doanh nghiệp ứng phó trước đại dịch

Nỗ lực duy trì lượng khách hàng trung thành

Báo cáo ngành F&B 2021

Ngay trong đại dịch như hiện nay thì việc có một lượng khách hàng trung thành sẽ giúp doanh nghiệp của bạn sống sót và tồn tại lâu hơn. Vì sao?

Vì lúc này bạn không cần phải tốn tiền marketing cho những vị khách hàng mới, lúc này bạn chỉ cần chăm sóc những vị khách hàng cũ. Nếu làm tốt thì bạn sẽ vô tình tạo ra được hiệu ứng truyền miệng giữa cộng đồng của khách hàng.

Đẩy mạnh các hoạt động về thu thập dữ liệu 

Đang trong giai đoạn này vì sao lại cần phải thu thập data khách hàng?

Nhờ vào những data này, doanh nghiệp sẽ nắm được rõ hơn về cách thức hoạt động và hành vi của người tiêu dùng khi sử dụng hình thức Online. Từ đó, đưa ra những chiến lược phát triển các kênh Online đúng hướng và đạt được hiệu quả cao.

Đại dịch Covy đã giúp cho thói quen mua sắm online của người tiêu dùng trở nên rõ rệt hơn. Mặc dù hình thức này đã có từ lâu nhưng ngày nay nó đã trở thành một điều bình thường mới trong cuộc sống của người tiêu dùng.

Xây dựng kênh bán hàng cho riêng mình

Khi dựa vào nhiều vào các mobile app như Gojet, Grab hoặc beamin thì doanh nghiệp phải chịu một mức phí nhất định cho việc sử dụng nền tảng và quảng bá. Bên cạnh đó, còn phải cạnh tranh với rất nhiều đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc, cùng loại hình và cùng thực đơn.

Để tìm ra một hướng mới, một số doanh nghiệp đã tự xây một kênh bán hàng bằng App mobile hoặc tích hợp hệ thống loyalty trên Messenger/ Zalo OA của doanh nghiệp.

Tính năng mới này sẽ giúp khách hàng order món ăn ngay trên fanpage của doanh nghiệp, được tích điểm và đổi ưu đãi như Offline. Còn doanh nghiệp thì sẽ dễ dàng remarketing, chủ động hơn trong việc bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Làm để nào để ứng phó với biến cố tương tự như Covid?

Ứng dụng giải pháp về loyalty

Báo cáo ngành F&B 2021

Trong năm 2020-2021, thuật ngữ về Loyalty đang được ứng dụng rất nhiều trong các doanh nghiệp như bán lẻ, F&B, ô tô, Fitness và Spa. Vì đây là những doanh nghiệp cần rất nhiều khách hàng trung thành để tồn tại và phát triển doanh nghiệp.

Bất kỳ một ngành nghề nào thì việc cạnh tranh luôn được diễn ra một cách khắc nghiệt. Điển hình như việc khách hàng ngày càng trở nên thông minh và đa nghi hơn trong việc lựa chọn sản phẩm. Hoặc đổi một thương hiệu khác nếu họ không hài lòng với trải nghiệm mua sắm mà doanh nghiệp mang lại.

Loyalty là một bộ giải pháp đa năng với nhiều tính năng và phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp như:

Sử dụng các kênh tỷ dân như facebook, zalo oa làm nền tảng để tiến hành bổ sung các tính năng phục vụ cho các chiến lược về doanh số và chăm sóc khách hàng.

  • Loyalty App

Xây dựng một Mobile app mang thương hiệu của chính doanh nghiệp, kèm theo các tính năng như Loyalty Card, Loyalty Program và shopping online,…

Customer Data Platform

CDP sẽ giúp doanh nghiệp tự động thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau như:

  • CRM
  • Sàn thương mại điện tử
  • Social Loyalty
  • Mobile App doanh nghiệp

Sau đó tiến hành phân tích và cho ra những kết quả dữ liệu mà doanh nghiệp muốn tìm kiếm. Nó sẽ giúp doanh nghiệp biết được hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi ra sao? mức độ hài lòng thế nào và theo dõi được kết quả kinh doanh theo thời gian thực.

Nguyên nhân dẫn đến việc không phản ứng kịp với đại dịch là doanh nghiệp không nắm được rõ những thay đổi trong và ngoài thị trường như thế nào. Mà bản chất của thị trường đến từ chính nhu cầu và thói quen của người tiêu dùng.

Vì vậy, càng hiểu càng biết rõ bao nhiều càng giúp doanh nghiệp giảm thiếu tối đa rủi ro phải nhận lấy và đưa ra được kịch bản để phản ứng kịp thời.

Số hoá các quy trình kinh doanh

Báo cáo ngành F&B 2021

Càng giảm thiểu được các hoạt động không tạo ra nhiều hiệu quả sẽ càng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian cho nhân viên, nâng cao năng suất và hiệu quả kinh doanh.

Số hoá không còn là một quá xa lạ với giới kinh doanh trong giai đoạn hiện nay.

Nếu không có số hoá bạn sẽ không thể tạo thẻ tích điểm online cho khách hàng được

Nếu không có số hoá bạn không thể quản lý các giấy tờ, sổ sách một cách dễ dàng được

Nếu không có số hoá bạn sẽ không thể giảm rủi ro thất thoát tiền bạc khi mở rộng thành chuỗi

Dù là doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn, quý độc giả hãy cẩn thận trong việc lựa chọn giải pháp số hoá và áp dụng một cách chậm rãi, từ tốn. Tránh dẫn đến việc áp dụng ồ ạt, gây tốn kém chi phí triển khai cho doanh nghiệp. Đây cũng là nền tảng cho việc chuyển đổi số trong tương lai.

Kết bài

Nếu quý độc giả có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến bài viết “Báo cáo ngành F&B 2021“, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết. Chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Mong rằng bản báo cáo ngành F&B 2021 này sẽ giúp quý doanh nghiệp tìm được con đường phục hồi doanh nghiệp trở lại trạng thái bình thường mới.


Cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị và bổ ích hơn cùng Loyalty Hub tại:
Kiến thức
Facebook
Twitter
Youtube

Avatar
Tùng Lê Loyalty
Là một con người luôn cảm thấy thích thú và phấn khích mỗi khi nói về chăm sóc khách hàng. Sứ mệnh của tôi là trở thành một người luôn cung cấp những kiến thức có giá trị và tư vấn chiến lược về chăm sóc khách hàng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây