Trong thời đại công nghệ phát triển, việc xây dựng chiến lược truyền thông vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Để có một chiến lược truyền thông marketing hiệu quả, mời bạn đọc tìm hiểu về các nội dung dưới đây nhé!
Chiến lược truyền thông là gì?
Là các phương pháp, cách thức tiếp cận khách hàng mục tiêu, giúp cho khách hàng nhận biết thương hiệu, nhận biệt về dịch vụ và sản phẩm. Đồng thời cung cấp thông tin để khách hàng tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ. Từ đó khách hàng dùng thử sản phẩm, quyết định mua sắm và trở thành khách hàng trung thành với thương hiệu, sản phẩm của công ty.
4 bước xây dựng chiến lược truyền thông trong Marketing
Bước 1: Xác định khách hàng mục tiêu
Để xây dựng một chiến lược truyền thông trong Marketing hoàn chỉnh, việc đầu tiên doanh nghiệp cần làm chính là xác định được đối tượng khách hàng tiếp nhận thông điệp truyền thông. Để có thể phân định rõ ràng giữa phân khúc khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Bởi đối với từng phân khúc đối tượng, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng những thông điệp và phương tiện truyền thông khác nhau.
Tiếp đến, doanh nghiệp cần xem xét đến những yếu tố tạo nên sự khác nhau giữa những nhóm khách hàng hiện tại. Sự khác nhau giữa các nhóm khách hàng này có thể được phân định bởi các yếu tố về nhân khẩu học, tâm lý, sở thích hoặc lối sống.
Đặc biệt, việc xác định được đối tượng mục tiêu càng cụ thể thì thông điệp truyền thông sẽ càng đạt hiệu quả và mang tính thuyết phục cao.
Bước 2: Xác định được mục tiêu truyền thông
Sau khi xác định được đối tượng mục tiêu cho chiến lược truyền thông marketing của mình, doanh nghiệp cần xác định được mục tiêu truyền thông mà mình muốn đạt được qua chương trình truyền thông đó.
Mục tiêu truyền thông của một doanh nghiệp hướng tới có thể là xây dựng hình ảnh, giá trị cho một thương hiệu, gia tăng sự nhận biết của khách hàng về một sản phẩm,… Từ đó khách hàng có thễ dễ dàng ghi nhớ thông điệp, ấn tượng với sản phẩm của công ty. Việc xác định được mục tiêu truyền thông một cách cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp có cơ sở để xây dựng và đo lường hiệu quả của một chương trình truyền thông.
Bước 3: Xây dựng thông điệp cho chiến lược truyền thông
Xây dựng thông điệp dựa trên nghiên cứu của doanh nghiệp về thói quen truyền thông của khách hàng mục tiêu. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xác định thông điệp mình muốn truyền tải đến khách hàng. Thông điệp truyền thông đó phải phản ánh được những nỗ lực của doanh nghiệp trong việc chiếm lấy một vị trí trong tâm trí đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Thông điệp có thể được truyền đến khách hàng bằng một phương tiện truyền thông hoặc việc tích hợp các phương tiện truyền thông khác nhau. Bao gồm truyền hình, truyền thanh, báo, tạp chí, Internet, thư tín, bảng ngoài trời hoặc trạm xe buýt,… tuỳ vào đặc điểm khách hàng và thị trường, tuỳ vào khả năng của doanh nghiệp.
Bước 4: Theo dõi, đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động truyền thông
Mỗi hoạt động truyền thông đều phải đạt được những kết quả và mang lại hiệu quả nhất định trong hoạt động kinh doanh, do đó cần phải được đo lường. Để đo lường được hiệu quả của hoạt động truyền thông, doanh nghiệp có thể so sánh hiệu quả mà hoạt động truyền thông đạt được với mục tiêu truyền thông đề ra ban đầu.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể so sánh chi phí phải bỏ ra giữa những phương tiện truyền thông khác nhau để đạt được một đơn vị đo lường cụ thể. Với những số liệu từ hoạt động truyền thông, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại chiến lược truyền thông của mình một cách phù hợp với mục tiêu truyền thông theo từng giai đoạn cụ thể.
Kết luận
Để một chiến lược truyền thông đạt hiệu quả tuyệt đối, doanh nghiệp cần tập trung sản xuất những sản phẩm chất lượng, việc làm ra sản phẩm chất lượng góp phần rất lớn vào việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. LoyaltyHub chúc bạn đọc thành công!
Tìm hiểu thêm về Loyalty Hub tại: Marketing Loyalty Hub – YouTube
bài viết hay, đầy đủ thông tin