Giai đoạn đau khổ nhất của các bạn sinh viên có lẽ là khoảng thời gian đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Công việc của Marketing là gì”. Bởi vì, đây là câu hỏi về tương lai, câu hỏi cho sự bắt đầu sự nghiệp.
Chính vì vậy, những khó khăn và nỗi niềm hoang mang này cũng là một điều dễ hiểu mà thôi. Đừng lo lắng gì cả. Hãy đọc bài viết này một cách chậm rãi, bạn sẽ tìm thấy được điều mà bạn đang tìm kiếm.
Đầu tiên, chúng ta hãy tìm hiểu thực thế doanh nghiệp đang hiểu về công việc này như thế nào nhé!
Nội dung bài viết
Bảng mô tả công việc của marketing?
Dưới đây là 15 nhiệm vụ công việc của marketing dành cho một nhân viên marketing.
- Nghiên cứu sản phẩm của doanh nghiệp đối thủ
- Nghiên cứu nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng
- Đưa ra kế hoạch phát triển thị trường cho sản phẩm mới
- Training về công dụng, tính năng hoặc kỹ năng bán hàng cho những nhân viên như đại diện bán hàng, nhân viên bán hàng và nhân viên chăm sóc khách hàng
- Hỗ trợ các công việc khác như in tài liệu, chuẩn bị phòng sự kiện hoặc tham gia chuẩn bị một buổi quảng bá sản phẩm
- Thu thập dữ liệu và tổng hợp báo cáo về người tiêu dùng và thể hiện một cách trực quan, sinh động bằng các công cụ phân tích dữ liệu.
- Cập nhật thông tin đối thủ: sản phẩm mới, chiến dịch marketing mới, sự cải tiến của sản phẩm,….
- Hỗ trợ các phần trình bày bán hàng bằng cách tập hợp các báo giá, đề nghị, các đoạn phim, các slide trình bày, thử nghiệm sản phẩm và sách giới thiệu về tính năng sản phẩm.
- Chuẩn bị Catalog bằng định dạng nội dung, hình ảnh và video
- Cung cấp thông tin nghiên cứu và theo dõi Marketing bằng cách thu thập, phân tích, và tổng kết dự liệu và xu hướng của thế giới và Việt nam.
- Hoạch định các chiến lược như khuyến mãi, trade marketing, PR và các hoạt động marketing khác của doanh nghiệp
- Thu thập và phân tích từ những khảo sát về nhu cầu, mong muốn, mức giá hoặc hành vi cửa người tiêu dùng
- Tổng hợp và phân tích feedback của khách hàng trên mạng xã hội
- Kiểm soát, xử lý các khủng hoảng truyền thông mà doanh nghiệp gặp phải
- Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các bên liên quan như nhà đài, cơ quan truyền thông và chính quyền địa phương
Những kỹ năng cần có khi làm công việc của marketing
- Kỹ năng phân tích khách hàng
- Kỹ năng storytelling
- Kỹ năng sáng tạo
- Kỹ năng giao nhiệm vụ
- Kỹ năng copywriting
- Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng thích nghi với môi trường mới
- Kỹ năng quản lý social media
- Kỹ năng quản lý rủi ro
- Kỹ năng quản lý thời gian
- Kỹ năng SEO
- Kỹ năng thiết kế hình ảnh cơ bản
- Kỹ năng đưa ra quyết định
- Kỹ năng research (nghiên cứu)
- Kỹ năng data analytics
- Kỹ năng về mối quan hệ
Lộ trình thăng tiến của marketer
Dưới đây là lộ trình thăng tiến khi bạn quyết tâm theo đuổi sự nghiệp về marketing.
Ứng mỗi một vị trí bạn sẽ có từng mức lưng và khối lượng công việc khác nhau. Đây cũng chỉ là thông tin mang tính chất tham khảo, vì nó có thể thay đổi theo môi trường làm việc hoặc quốc gia mà bạn đang sinh sống.
>> đọc thêm các bài viết:
Tổng kết
Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào liên quan đến công việc của marketing thì hãy để lại bình luận bên dưới nhé. Loyalty Hub sẽ phản hồi các bạn trong thời gian sớm nhất.
Cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị và bổ ích hơn cùng Loyalty Hub tại:
Kiến thức
Facebook
Twitter
Youtube