35 C
Ho Chi Minh City
Thứ Tư, 29/03/2023

Buy now

spot_img

Ngành Marketing làm gì? Đâu mới là câu trả lời cho câu hỏi này

Ngành Marketing làm gì? Đây là câu hỏi mà bất kỳ ai dù chưa học hay đang học đều sẽ hỏi câu hỏi này.

Nếu bạn đang có những suy nghĩ thế này:

  • Sau khi ra trường làm gì đây ta khi mà có quá nhiều vị trí công việc mà mình có thể làm?
  • Làm sao biết được mình thích hợp với vị trí đó khi mà chưa trải nghiệm?
  • Làm sao thiết kế được career path khi mà không biết rõ những công việc đó như thế nào?

Đừng quá lo lắng. Những câu hỏi này đều đến từ việc bạn không biết rõ được những nhiệm vụ của từng vị trí mà thôi. Khi mà nắm rõ nhiệm vụ và một vài ví dụ chúng tôi đưa ra thì bạn sẽ tự động trả lời được những câu hỏi trên.

Ngành Marketing làm gì?

Digital Marketing (Content, account, Ads, SEO)

Các vị trí công việc liên quan đến Digital Marketing như Content, Account, Ads, SEO. Và có hai môi trường mà bạn có thể làm việc là Client (các công ty kinh doanh sản phẩm và dịch vụ) và Agency (làm các dịch vụ về quảng cáo, sáng tạo cho các Client).

Digital Marketing
Digital Marketing

Những công việc của một nhân viên Digital Marketing:

  • Xây dựng các chiến lược/ chiến dịch về SEO, Content Facebook
  • Tạo và xây dựng hệ thống black link SEO
  • Đề xuất chiến lược và thực hiện các chiến dịch Facebook/ Google Ads
  • Phát triển cộng đồng người dùng trên các group Face, diễn đàn và blog 2.0
  • Quản lý và thực hiện các chiến dịch về Email Marketing
  • Đề xuất kế hoạch nội dung Video, Youtube
  • Đo lường độ hiểu quả của các chiến dịch Marketing
  • Tăng lượng traffic đổ về website, facebook, instagram
  • Liên hệ với các phòng ban về thiết kế hình ảnh, chỉnh sửa Video cho các chiến dịch

Quản lý thương hiệu (nghiên cứu thị trường – quản lý nhãn hàng)

Những người hoạt động tại vị trí quản lý thương hiệu (Brand manager) thường sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về insight khách hàng, cách truyền đạt thông điệp của thương hiệu/ sản phẩm một cách sáng tạo và phù hợp với người dùng nhất.

Đây là những con người năng động, nhạy với những thay đổi của thị trường và thái độ của người dùng với thương hiệu, sản phẩm.

Ngành marketing
Brand Manager

Các công việc thường ngày:

  • Theo dõi xu hướng thị trường, phân tích thị trường để định vị thương hiệu
  • khảo sát ý kiến người tiêu dùng và xác định insight của khách hàng mục tiêu
  • Hoạch định chiến lược định vị và nâng cao giá trị thương hiệu
  • Dự kiến những rủi ro về khủng hoảng thương hiệu
  • Theo dõi phân phối sản phẩm và thái độ của người tiêu dùng
  • Đưa ra các sáng kiến nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng
  • Theo dõi số liệu về ROI và KPI về thương hiệu và sản phẩm

Nhân viên PR (Tổ chức sự kiện, viết bài PR, xử lý khủng hoảng)

Là những con người rất nỗ lực trong việc đưa ra các chiến lược, chiến dịch nhằm duy trì độ yêu thích, cảm giác quý mến thương hiệu từ các công chúng. Về cơ bản, đây cũng là một vị trí công việc rất năng động và đầy thách thức. Giống như bạn đang vẽ hình ảnh của thương hiệu trong đầu của người dùng và cố gắng duy trì nó.

Ngành marketing
PR

Để hoàn thành tốt vị trí này, bạn cần:

  • Lên kế hoạch tổ chức các sự kiện quảng bá sản phẩm trực tiếp
  • Các công việc liên quan đến viết và biên tập các văn bản: viết báo, viết SEO, thông cáo báo chí, bản tin nội bộ,..
  • Dự báo, ngăn ngừa khủng hoảng cho công ty
  • Thu thập thông tin, nghiên cứu, phân tích các vấn đề liên quan tới hình ảnh công ty
  • Phối với các phòng ban khác nhằm nắm rõ tình hình về thương hiệu và sản phẩm
  • Phát triển mối quan hệ với đối tác, quan chức địa phương và công chúng

Giảng viên đại học

Khi bạn đã có đủ kiến thức lẫn kinh nghiệm từ 5-10 năm trong ngành Marketing thì làm giảng viên đại học vẵn là con đường cho bạn. Nếu bạn có ít kinh nghiệm hơn 5 năm thì bạn phải bổ sung các văn bằng như thạc sĩ và tiến sĩ để có thể làm việc tại vị trí này được.

Lợi ích mà bạn có thể nhận được tại vị trí đặc biệt này:

  • Kiến tạo nên nhiều nhà Marketing xuất sắc cho tương lai
  • Được sống trong sự yêu thương của các học trò

Ngành marketing
Giảng Viên

Kết luận

Với những thông tin trên chắc chắn sẽ giúp bạn hình dung được con đường bạn sẽ đi và những nơi bạn cần đến để có thể phát triển hơn trong ngàng Marketing.

Tôi tin chắc rằng các bạn đã trả lời được cho bản thân câu hỏi “Ngành marketing làm gì” rồi đúng không nào.

Tham khảo các bài viết về cấp bậc công việc Marketing cho sinh viên:
Marketing Specialist là gì?
Marketing Executive là gì?
Marketing Intern là gì?

Cập nhật thêm nhiều bài viết thú vị và bổ ích hơn cùng Loyalty Hub tại:
Facebook
Twitter
Youtube

Avatar
Tùng Lê Loyalty
Là một con người luôn cảm thấy thích thú và phấn khích mỗi khi nói về chăm sóc khách hàng. Sứ mệnh của tôi là trở thành một người luôn cung cấp những kiến thức có giá trị và tư vấn chiến lược về chăm sóc khách hàng cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bài viết liên quan

1 BÌNH LUẬN

  1. hahaha, đọc xong bài thì mình cũng tìm được 1 phần nào đó cho câu trả lời của bản than rồi. ^.^

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

Mạng xã hội

481,231Thành viênThích
25,186Người theo dõiTheo dõi
237,532Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -spot_imgspot_imgspot_imgspot_img
- Advertisement -spot_imgspot_imgspot_imgspot_img

Có thể bạn quan tâm